Tâm trạng hàng ngày | Hạnh phúc 14-3-2013 08:22 PM |
---|
Đã viết: 243 ngày [LV.8]Chém bão 2
|
Mời bạn đăng ký để giao lưu kết bạn nhé <3
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký
x
Nhâm nhi ngụm nước trà nóng, trên vỉa hè Hà Nội, bạn tôi nhẩn nha kể về quê anh một xã thuộc vùng sơn cước Nghĩa Lộ - Yên Bái. Cứ vào những ngày gió lạnh về, đồng bào người Thái nơi đây lại hạ những xiên thịt trâu treo lủng lẳng trên gác bếp xuống mời khách. Sức hấp dẫn của món ăn “đệ nhất Tây Bắc” đã đủ hấp dẫn những người ưa khám phá như tôi vượt cả cung đường xa chỉ để một lần được thưởng thức…
Thịt trâu được tẩm ướp rồi hong lên gác bếp
Đường đến Nghĩa Lộ quanh co uốn lượn từ dãy núi này sang dãy núi khác. Mới nghe kể thì tưởng xa, nhưng bạn chỉ cần vài giờ đi xe máy là đã có thể đặt chân lên tới mảnh đất này. Trước khi đến với huyện miền núi này, bạn nên dừng chân nơi huyện lỵ Văn Chấn, nhâm nhi chén trà Suối Giàng danh bất hư truyền, lấy sức tiếp tục hành trình. Thịt trâu gác bếp là món ăn không xa lạ gì với đồng bào người Thái vùng Tây Bắc, thế nhưng không đâu có được cái hương vị riêng như thịt trâu gác bếp Nghĩa Lộ.
Bản người Thái ở Nghĩa Lộ hiếu khách lắm. Trong cái gió se lạnh sơn cước cuối ngày, mùi khói lam chiều bảng lảng làm lòng ta chợt ùa về tuổi thơ mình đã qua. Ngồi bên bếp lửa, hua đôi bàn tay lạnh để sưởi ấm, rồi nhâm nhi cái vị cay, bùi, ngọt ở đầu lưỡi mà món thịt trâu gác bếp đem lại, khiến cho ta cảm nhận đầy đủ về cuộc sống bình dị nơi đây. Chủ căn nhà sàn nơi chúng tôi dừng chân hôm ấy là một cụ già phúc hậu, cụ kêu cô con gái tóc còn chưa tằng cẩu (búi tóc đỉnh đầu khi đã lấy chồng) ra rót rượu mời khách. Từng chén rượu ngô được rót ra làm dậy mùi vị say nồng. Chủ nhà nhẹ nhàng giảng giải về cách phơi thịt sao cho khô, ủ rượu sao cho nồng đượm còn khách phương xa thì nức nở nhâm nhi từng sợi thịt khô.
Thịt trâu gác bếp Nghĩa Lộ không làm theo cách ở một số nơi trên rẻo cao Tây Bắc thường làm. Đó phải là thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá. Khi ăn thịt trâu mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Nhưng đó mới chỉ là một nửa công đoạn để có được món thịt khô. Cái quan trọng hơn cả là công thức 3 khói 2 sương. Tức là phải để cái khói củi khô ám vào từng thớ thịt rồi đem thịt phơi sương. Ngậm sương đủ, lại mang vào treo trên gác bếp để hứng khói. Ăn thịt trâu gác bếp nhấp thêm một ngụm nhỏ rượu ngô, để vị cay nồng lan tỏa. Đó cũng chính là lúc bạn cảm nhận được đầy đủ nhất hương vị của món ăn lâu nay được ví “đệ nhất ẩm thực miền Tây Bắc”.
Quang Phạm
Theo : anninhthudo
|
|