Tâm trạng hàng ngày | Hạnh phúc 4-4-2013 07:06 PM |
---|
Đã viết: 11 ngày [LV.3]Spam 3
|
Mời bạn đăng ký để giao lưu kết bạn nhé <3
Bạn phải đăng nhập để xem được nội dung, nếu bạn chưa có tài khoản? hãy Đăng ký
x
Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc Dân Đảng(VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chínhquyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam Cộng Hòa. [2] Tỉnh lỵ Yên Báichỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vàoquân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại,đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nộilên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắnliền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiệnnày là cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái.
Mục lục [ẩn]
- 1 Bối cảnh
- 2 Chuẩn bị
- 3 Hành động
- 4 Kết quả
- 5 Thơ ca về cuộc Khởi nghĩa Yên Bái
- 6 Chú thích
- 7 Tài liệu tham khảo
| [sửa] Bối cảnh
Sau những tổn thất nặng nề do chính quyền thực dân gây ra, một sốlãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương phản công bằng một cuộckhởi nghĩa vũ trang, chứ không thể ngồi khoanh tay chờ bị tiêu diệt. Vìvậy, trong hội nghị nhóm họp ở làng Võng La, xã Hạ Bì, Thanh Thủy, tỉnhPhú Thọngày 26 tháng 1 năm 1930, Quốc Dân Đảng nhận định rằng họ cần phải tiếnhành một cuộc khởi nghĩa để phản công lại sự đàn áp của Pháp. Sau đókhông lâu, một hội nghị tiếp theo được tổ chức tại làng Mỹ Xá, phủ NamSách, tỉnh Hải Dương.Trong phiên họp ấy, đa số các đại biểu đều tán thành kế hoạch "TổngKhởi Nghĩa". Cũng trong cuộc họp này, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã vạch rakế hoạch tấn công một số đô thị và những yếu điểm quân sự của Pháp, baogồm: Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại, Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, và Hà Nội. Chỉ huy các mặt trận cũng được chỉ định trong phiên họp lịch sử đó. Trong một cuộc họp bí mật khác, trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh,giữa các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và Nguyễn Khắc Nhu,ngày giờ phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa được ấn định là ngày 10 tháng 2năm 1930[sửa] Chuẩn bị
Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định tiến hành cuộc Tổng Khởi Nghĩađồng loạt ở một số tỉnh Bắc Kỳ vào đêm 10 tháng 2 năm 1930, bao gồm cáctỉnh: Yên Bái do Thanh Giang, Nguyễn Văn Khôi; Sơn Tây do Phó Đức Chính; Hưng Hoá, Lâm Thao do Nguyễn Khắc Nhu; Phả Lại, Hải Dương do Nguyễn Thái Học; Hải Phòng, Kiến An do Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh, và Hà Nội do Đoàn Trần Nghiệp [3].
Yên Bái được lựa chọn là một địa điểm của cuộc Tổng Khởi Nghĩa vì vị trí quan trọng của đô thị này trên tuyến đường nối Hà Nội với Lào Cai và Vân Nam.
Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái, các cán bộ của Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Thị Bắc được phái tới thành lập và tổ chức binh đoàn Yên Bái, đồng thời gây dựng cơ sở trong lực lượng lính khố đỏtại đây. Sau đó, một chi bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm binh lính ngườiViệt trong quân đội Pháp được thành lập, kể cả các quân nhân Quản Cầm,Cai Thịnh, Cai Nguyên, Cai Thuyết, và Cai Hoàng tức Ngô Hải Hoàng. Lựclượng khởi nghĩa nhận được lời hứa ủng hộ của lính khố xanh và chi bộ tại Xuân Lũng, Phú Thọ.Tuy nhiên, sắp tới ngày khởi nghĩa thì người chỉ huy là Quản Cầm bịbệnh, đang chửa trị tại bệnh viện Lanessan. Quốc Dân Đảng liền cử TrầnVăn Liêm và Nguyễn Văn Khôi là những người không am hiểu về quân sự đếnlãnh đạo và cử Ngô Hải Hoàng thay Quản Cầm.
Ngày 9 tháng 2 năm 1930, nhân cơ hội lễ hội đền Tuần Quán có nhiềungười từ khắp nơi kéo về, lợi dụng dịp này, đảng viên Quốc Dân Đảng đãchuyển dấu vũ khí đến Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa của binh đoàn Yên Bái tấn công quân đội Pháp khởi sự vào ngày 10 tháng 2 năm 1930.[sửa] Hành động
Tối ngày 9 tháng 2 năm 1930, ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trạilính, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và hội với lực lượng binh lính nổidậy bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm mũi đánh vào khu nhà ở của sĩquan, đồn Cao và đồn Dưới với mục tiêu là giết chỉ huy người Pháp vàchiếm trại. Đúng 1 giờ sáng 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồngloạt hành động. Các viên chỉ huy Pháp là quan ba Jourdan, quan mộtRobert, quản Cunéo, đội Chevalier, sĩ quan Damour, Bouhier bị giết. Mộtsố chi huy người Pháp khác bị thương nặng.
Sau khi tiêu diệt các sĩ quan Pháp, lược lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.
Viên chỉ huy cao nhất của quân Pháp là trung tá Tacon đã chốt chặt ởđồn Cao và đánh trả lực lượng tấn công. Quân nổi dậy dần rơi vào bấtlợi do chỉ có ít lính khố đỏ theo còn lính khố xanh không những khôngtheo như đã hứa mà còn chống lại.
Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2, Tacon chỉ huy quân phản công vàchiếm được lại toàn bộ trại lính, bắt giữ 4 cai và 22 lính khố đỏ cùng25 nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã thất bại vào sáng 2 tháng 10năm 1929.[sửa] Kết quả
Quân khởi nghĩa đã tiêu diệt 2 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, 6 cai và línhkhố đỏ, làm bị thương 2 sĩ quan, 4 hạ sĩ quan và 4 cai và lính khố đỏ,thu được 2 khẩu súng liên thanh, 12 súng trường.
Ngày 27 tháng 2 năm 1930, 15 người của quân khởi nghĩa đã bị đem ra tòa xử và 4 trong số đó bị tử hình.
Sau khi một loạt lãnh đạo của Quốc dân Đảng bị bắt, thực dân Phápđưa 87 người tới Yên Bái xử vào ngày 23 tháng 3 năm 2009, và 13 trongsố đó bị tử hình. Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị bắt ở Hải Dươngcũng bị đem tới Yên Bái tử hình trong đợt này. Các lãnh tụ Quốc dânĐảng khác bị tử hình cùng đợt ở Yên Bái ngày 23 tháng 3 gồm Phó Đức Chính,Bùi Tử Toàn (nông dân), Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Đào Văn Nhít, Ngô VănDu, Nguyễn Văn Tiềm, Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh NgọcTỉnh, Nguyễn Văn Cửu, Lê Văn Tụ, Nguyễn Văn Tính, và Hà Văn Lạo (25tuổi, thợ hồ).
Chính phủ Bảo hộ còn ra lệnh ném bom triệt hạ làng Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương vì có tin là nghĩa quân về ẩn náu ở đó.[4][sửa] Thơ ca về cuộc Khởi nghĩa Yên Bái
Thương tiếc các vị anh hùng vị quốc vong thân, trong số các bài thơca, có bài thơ "Ngày Tang Yên Bái" được in trong sách giáo khoa tiểuhọc thời bấy giờ:Ngày Tang Yên BáiGió căm hờn rền rĩ tiếng gào thanTừ lưng trời sương trắng rủ màn tangÁnh mờ nhạt của bình minh rắc nhẹTrên Yên Bái đang u sầu và lặng lẽGiữa mấy hàng gươm sáng tỏa hào quangMười ba người liệt sỹ Việt hiên ngangThong thả tiến đến trước đài danh dựTrong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũVài cụ già đầu bạc lệ tràn rơiNgất người sau tiếng rú ới con ơiNét u buồn chợt mơ màng thoáng gợnTrên khóe mắt đã từng khinh đau đớnCủa những trang anh kiệt sắp lìa đờiNhưng chỉ trong giây lát vẻ tươi cườiLại xuất hiện trên mặt người quắc thướcĐã là kẻ hiến thân đền nợ nướcTình thân yêu quyến thuộc phải xem thườngÉo le thay! Muốn phụng sự quê hươngPhải dẫm nát bao lòng mình quí mếnNhưng này đây, phút thiêng liêng đã đếnSau cái nhìn chào non nước bi aiHọ thản nhiên lần lượt bước lên đàiVà dõng dạc buông tiếng hô hùng dũng"Việt Nam muôn năm!" Một đầu rơi rụng"Việt Nam muôn năm!" Người kế tiến lênVà tử thần kính cẩn đứng ghi tênNhững liệt sĩ vào bia người tuẫn quốcNguồn: wiki |
|